QUY TRÌNH NHẬP KHẨU VẬN THĂNG LỒNG

Vận thăng lồng là một loại thiết bị dùng để chuyên chở người, máy móc theo chiều thẳng đứng, thường được sử dụng trong việc xây dựng công trình cao tầng. Hiện nay mặt hàng này được các công ty nhập khẩu về để phục vụ thi công, cho thuê rất nhiều. Vậy thủ tục hải quan nhập khẩu vận thăng lồng như thế nào? có cần phải xin giấy phép hay kiểm tra chuyên ngành gì không?

Hôm nay, mình sẽ giúp các bạn giải đáp các vấn đề trên để có thể nhập khẩu vận thưng lồng về VN.
Quy trinh nhập khẩu vận thăng lồng

Hs code vận thăng lồng các bạn có thể tham khảo các mã sau:

  • 8428.10.40 --Tời nâng kiểu gầu nâng (trục tải thùng kíp). thuế nhập khẩu ưu đãi là 0 % (có hay không có C/O vẫn 0% nhé ) hehe.
  • 8428.10.31 --Thang máy chở người. Thuế nhập khẩu là 10% (có C/O được hưởng thuế 0%)
  • 8428.10.39 -- Loại khác -- vận thăng lồng (thang máy dùng trong xây dựng). thuế nhập khẩu 10% (có C/O được hưởng thuế 0%)

Các bạn nên phân biệt rõ vận thăng lồng và tời nâng kiểu thùng nhé:

  1. Tời nâng kiểu thùng còn gọi là Trục tải thùng kíp: Đó là các xe chở hàng dùng trong chuyên chở các khối vật liệu rời bằng các thùng chứa đặc biệt, còn gọi là xe kíp và hoạt động trong một lồng thẳng đứng hoặc trên một bệ nghiêng. Các thùng chứa hoặc hòm xe bằng kim loại có thể tích lớn, có đáy mở tự động.
  2. Thang máy dùng trong xây dựng còn gọi là vận thăng lồng : Dùng để nâng hàng giữa các xà thẳng đứng, có 1 ca bin chở người hoặc một giá đặt hàng mà trọng lượng của nó thường được bù bằng trọng lượng đối trọng. Ngoài ra còn có các dụng cụ hãm tự động ca bin hoặc giá đỡ trong trường hợp cáp bị đứt.
Nói về chính sách nhập khẩu, thì mới đây sau khi Quyết định 18 của TTg có hiệu lực thì các doanh nghiệp không được phép nhập khẩu vận thăng lồng đã qua sử dụng về để kinh doanh nữa, chỉ cho phép nhập khẩu để phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Còn mới 100% thì không sao, nhập về bán, cho thuê thoải mái.
vận thăng lồng dùng trong xây dựng

Vì sao đề cập đến quyết định 18 ở đây? 

Vì HS code mặt hàng tời nâng kiểu thùng, vận thăng lồng được phân loại vào nhóm 8428. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn với 2 mặt hàng này nhé vì tời nâng kiểu thùng, vận thăng lồng có thuế nhập khẩu ưu đãi khác nhau.

Về chính sách nhập khẩu vận thăng lồng dùng trong xây dựng:

Thời gian trước thì các bạn đọc Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nhưng hiện nay đã thay thế bằng thông tư số 01/2021/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem thêm:

Trước đây, khi nhập khẩu mặt hàng này phải làm theo Thông tư 22 thò phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng, nhưng khi có thông tư 01 thay thế thì đã loại mặt hàng vận thăng lồng ra khỏi danh sách phải kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu rồi.

==>> Cho nên làm thủ tục hải quan như các hàng hóa thông thường khác, không cần phải kiểm tra chất lượng và làm hợp quy cho vận thăng lồng nữa.
vận thăng lồng dùng trong xây dựng

Về hồ sơ làm thủ tục hải quan nhập khẩu vận thăng lồng gồm có:

  • Hợp đồng
  • Bill of lading
  • Invoice
  • Packing list
  • Catalog của sản phẩm
  • Chứng nhận C/O, C/Q,...
Đối với hàng đã qua sử dụng thì cần phải làm thêm giám định nữa nhé, để xác định xem hàng hóa có còn đúng trong thời gian được phép nhập khẩu hay không.

Thủ tục hải quan nhập khẩu vận thăng lồng cũng chỉ vậy thôi, không quá khó phải không nào! hehe. Nếu còn phần nào chưa hiểu các bạn có thể liên hệ với mình để được tư vấn thêm nhé.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:




Nguồn: Khắc - TTHQSaiGon

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!


Liên Quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CẦN TRỤC THÁP

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THANG MÁY

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BĂNG TẢI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH CHỨA KHÍ (CHAI CHỨA KHÍ - CYLINDER)