THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHÉN ĐĨA VÀ ĐỒ DÙNG NHÀ BẾP

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHÉN ĐĨA VÀ ĐỒ DÙNG NHÀ BẾP


        Hiện nay có rất nhiều đồ dùng nhà bếp của các bạn đều được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài như: nồi, xoong, chảo, chén, đĩa, hộp đựng thực phẩm,... Vì sao phải nhập các mặt hàng này về?? Đơn giản là các vật dụng nhập khẩu thì tốt, mẫu mã đẹp, "sang chảnh nữa chứ",...hehe... Vậy làm thế nào để nhập khẩu được các sản phẩm trên về? Khi nhập khẩu cần làm những gì? Thuế bao nhiêu? Để biết được thủ tục nhập khẩu nồi, xoong, chảo hay các vật dụng nhà bếp khác tiếp xúc với thực phẩm thì các bạn tham khảo bài viết này nhé.

Tóm tắt các bước nhập khẩu nồi, xoong, chảo:

  1. Bước 1: Nhập mẫu về để làm tự công bố cho sản phẩm
  2. Bước 2: Có mẫu rồi, đem đi test để làm tự công bố trước (tại sao phải làm bước này trước thì các bạn đọc tiếp các phần sau sẽ rõ nhé)
  3. Bước 3: Có tự công bố rồi cho hàng về Việt Nam.
  4. Bước 4: Lô hàng về đến cảng tiến hành mở tờ khai va làm kiểm tra ATTP.
  5. Bước 5: Có chứng thư, thông quan, đưa hàng về kho
Các bạn đọc tiếp các phần dưới để rõ hơn các công đoạn làm như thế nào nhé.

Đồ dùng nhà bếp thì sẽ chia ra làm 2 loại đồ dùng nhà bếp nhé.

  1. Một loại đồ dùng nhà bếp là dùng điện để hoạt động: nồi cơm điện, máy xoay sinh tố, máy pha cafe, ấm đun nước siêu tốc,...thì sẽ có thủ tục nhập khẩu khác, bài này mình không đề cập tới (mình sẽ chia sẽ ở bài sau). các bạn theo dõi trang mình để cập nhật thêm!!
  2. Một loại đồ dùng nhà bếp không sử dụng điện: nồi, xoong, chảo, chén, dĩa, ly, hộp đựng thực phẩm,...bài viết này sẽ chia sẽ về thủ tục nhập khẩu các sản phẩm này.

Không dài dòng nữa, mình vào thẳng vấn đề luôn hehe!!
         Như các bạn đã biết, Nhà Nước rất quan tâm đến sức khỏe của người dân, nên bất kì sản phẩm, vật dụng nào dùng để chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu đều được quản lý rất chặc chẽ và bên đại diện để kiểm tra và giám sát đó là Bộ Y Tế. Để mình nói sơ qua các bước chính cho các bạn dể hình dung nè.

  • Làm công bố cho sản phẩm (nồi, xoong, chảo, ly, hộp đựng thực phẩm,...)
  • Kiểm tra chất lượng nhà nước về ATTP - gọi tắt là kiểm tra ATTP
  • Làm thủ tục thông quan hàng hóa.

--->> chỉ có 3 bước thôi, nhưng nhớ là làm công bố trước nhé, để nhập hàng về đến nơi rồi mới làm công bố thì phát sinh chi phí "đậm" à nha.

Xem thêm:

Rồi giờ làm công bố để nhập khẩu nồi, xoong, chảo sao ta!!

Để làm được công bố thì đầu tiên bạn phải nhập mẫu về để thử nghiệm lấy kết quả làm công bố nhé. Khi có kết quả thử nghiệm sản phẩm ta tiến hành làm dông bố cho sản phẩm.
Lúc trước thì hơi khó, còn nay đổi mới rồi có 2 cách để làm công bố luôn.

Công bố dựa trên kế quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định (Bên thứ 3), hồ sơ gồm:

  • Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/ xuất khẩu
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Cá nhân, tổ chức tự công bố cho sản phẩm (cái này thường đơn giản hơn nhiều và thường được áp dụng) hồ sơ gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm theo Mu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/ NĐ-CP
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ
Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
        Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
        Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
        Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.

Còn về kiểm tra chất lượng Nhà nước về ATTP:

Hồ sơ gồm:
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà nước về ATTP
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list)
Tất cả hồ sơ up lên hệ thống 1 cửa quốc gia. Đồng thời cơ quan được phân công kiểm tra sẽ xuống cảng lấy mẫu và sau 3 ngày sẽ trả kết quả đạt hay không.

       Về thủ tục hải quan nhập khẩu nồi, xoong, chảo thì ta nộp cho hải quan bộ hồ sơ như các hàng hóa thông thường khác và có thêm bản kết quả công bố sản phẩm bữa là xong.

Về hs code và thuế nhập khẩu nồi, xoong, chảo:

       Về thuế nhập khẩu thì các bạn tham khảo chương 7323 nhé, thuế nhập khẩu là 20 - 30% nếu có C/O thì sẽ được hưởng mức ưu đãi thấp hơn có thể về thuế 0%.

Đấy thủ tục nhập mặc hàng này chỉ vậy thôi, nếu còn chưa rõ phần nào các bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình để được tư vấn miễn phí nhé.

Theo dõi fanpage và group XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật thêm các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu nhé (luôn cập nhật các thông tư, công văn, nghị định mới liên tục):


Nguồn: Khắc - TTHQSaiGon

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!