Thủ tục xuất khẩu sắt thép

Với kinh nghiệm lâu năm làm dịch vụ xuất khẩu thép, bài viết dưới đây sẽ chia sẽ các nội dung liên quan xuất khẩu thép: các quy định quản lý nhà nước thép; thủ tục xuất khẩu sắt thép, thuế khi xuất khẩu thép, quy trình xuất khẩu …

Thủ tục xuất khẩu sắt thép
Thủ tục xuất khẩu sắt thép

Thông thường, việc xuất khẩu mặt hàng thép gồm 05 giai đoạn: 

  1. Thương lượng với khách hàng và ký hợp đồng
  2. Khách đặt cọc và tiến hành giao hàng
  3. Tiến hành làm thủ tục xuất khẩu hàng (giao hàng)
  4. Nhận thanh toán phần còn lại
  5. Đầu nước ngoài làm thủ tục nhận hàng.

Mã HS của thép

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

  • Thép có nhiều mã HS đa dạng, tùy vào tính chất mặt hàng mà bạn có thể lựa chọn một mã HS phù hợp cho sản phẩm. Bạn có thể tham khảo các mã HS về mặt hàng thép mà chúng tôi cung cấp dưới đây Mã HS và thuế của thép
  • Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.

HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.


Các loại thuế khi xuất khẩu thép

Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%

Thuế xuất khẩu: thép không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. ( không kể đến các sản phẩm của nhóm 73.01 hoặc 73.02.)

Do đó, khi xuất khẩu thép người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu


Chính sách xuất khẩu thép

Theo quy định hiện hành, thép không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Lưu ý:

  • Một số nguyên liệu bị cấm nhập khẩu ở một số quốc gia dựa trên chính sách ngoại thương của họ đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, nhà xuất khẩu có thể kiểm tra chéo các yêu cầu nhập khẩu sản phẩm của họ trước khi đặt hàng.

Trước khi xuất khẩu phải kiểm tra xem ở nước muốn nhập có cấm nhập sản phẩm thép mà mình muốn xuất hay không.

Quy trình xuất khẩu thép
Quy trình xuất khẩu thép

Để biết quy định hiện hành về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, xem Danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu

STT

Mô tả hàng hóa

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý

1

Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.Bộ Quốc phòng

2

Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.Bộ Quốc phòng

3

a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

4

a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.b) Tem bưu chính thuộc diện cm kinh doanh, trao đi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.Bộ Thông tin và Truyền thông

5

Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

6

a) Mu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại.b) Mu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I.

d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.

đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát trin, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất.Bộ Công Thương

Quản lý nhà nước thép

Khi xuất khẩu thép không có chính sách gì đặc biệt.

Lưu ý:

  • Khi Xuất khẩu sắt thép cần có sự chấp thuận tiêu chuẩn chất lượng của các cơ quan chính phủ tại nước muốn nhập khẩu. Việc xuất khẩu các mặt hàng đó phải tuân theo sự tuân thủ của chúng với giấy chứng nhận phê duyệt chất lượng từ các cơ quan phê duyệt chất lượng của nước muốn nhập khẩu.
  • Mỗi quốc gia có chính sách ngoại thương riêng để nhập khẩu Sắt thép vào nước họ. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều có quản lý chất thải nguy hại, xử lý và xử lý các quy tắc di chuyển ranh giới hoặc cơ quan tương tự điều chỉnh việc nhập khẩu và tiêu thụ Sắt thép tại quốc gia của họ. Bất kỳ nhà nhập khẩu nào muốn nhập khẩu Sắt và Thép phải tuân theo các điều khoản và điều kiện của quy tắc quản lý, xử lý và chuyển đổi chất thải nguy hại như vậy trước khi thực tế nhập khẩu Sắt và Thép.

Xem thêm:

Thủ tục nhập khẩu sắt thép

Chính sách xuất khẩu thép
Chính sách xuất khẩu thép

Thủ tục hải quan xuất khẩu thép

Thủ tục hải quan xuất khẩu mặt hàng thép làm như những mặt hàng thông thường khác.

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
  • Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hợp nhất hai Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC kể trên


Shipping mark khi xuất khẩu thép 

Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.


Chứng nhận xuất xứ thép

Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.


Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu thép

Chi phí vận chuyển và thời gian xuất khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa xuất khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Lưu ý:

  • Ở một số quốc gia, các thủ tục và quy trình thông quan để nhập khẩu Thép bị hạn chế thông qua một số cảng tại nước nhập khẩu. Vì vậy, nhập khẩu Sắt và Thép được phép vào một số cảng được chỉ định bởi nước nhập khẩu. Nhập khẩu sắt và thép như vậy được cho phép với một giấy chứng nhận giao hàng trước được cấp bởi cơ quan chính phủ được phê duyệt tại nước xuất khẩu.

Trên đây là toàn bộ quy trình cũng như chính sách để xuất khẩu mặt hàng sắt thép. Các bạn có thắc mắc gì về quy trình xuất khẩu có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ thêm. Ngoài ra, Chúng tôi có hỗ trợ vận chuyển quốc tế các khu vực: Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, New Zealand, Các nước Châu Âu. Cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với chúng tôi.


Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:




Nguồn: Khắc - TTHQSaiGon

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!


Liên quan

THỦ TỤC XUẤT KHẨU TRÁI CÂY TƯƠI

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN

C/O FORM E LÀ GÌ? CÁCH XIN C/O FORM E

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP Ở BẮC ÂU

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MŨ CAO SU