VGM là gì? Cách khai VGM

Có bao giờ bạn nghĩ để đảm bảo an toàn trên tàu người ta sẽ dùng đến VGM chưa? Vậy VGM là gì? Tại sao hàng hóa lại phải có phiếu VGM? Quy định nào về VGM? Và một điều quan trọng là bạn đóng vai trò là người xuất khẩu, bạn phải làm gì để tuân thủ theo quy định VGM, đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì trong quá trình vận chuyển hàng hóa, chúng ta cần thông báo tình trạng tải trọng của container để hãng tàu (Carrier) có thể tính toán và sắp xếp container trên tàu một cách an toàn, nếu việc khai báo tải trọng này không chính xác sẽ có thể gây ra các hậy quá nghiêm trọng về an toàn cho con người, tàu và hàng hóa trong quá trình vận chuyển trên biển.

VGM là gì?

VGM được viết tắt từ Verified Gross Mass. Chứng từ này được quy định trong SOLAS (Safety of Lìfe at Sea convention) – Là công cước an toàn sinh mạng con người trên biển.

Quy đinh SOLAS này đã được tổ chức hàng hải thế giới (IMO) bổ sung trong phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, yêu cầu cầu người gửi hàng (Shipper) phải thực viện VGM thì hàng hóa mới được xếp lên tàu. Quy định này đã được bắt đầu cách đây 2 năm, chính thức từ ngày 01/07/2018.

Tuy nhiên, CGM hiện tại chỉ mới được áp dụng cho hàng xuất nhập khẩu, đối với hàng container nội địa, luật pháp tại Việt Nam và các hãng tàu nội địa vẫn chưa yêu cầu người gửi hàng phải thực hiện VGM. Quy định được Cục hàng hải Việt Nam nêu rõ tại công văn số 2428/CHHVN-VTDVHH. Công văn này giải thích rõ VGM là gì và mẫu VGM áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

VGM trong xuất nhập khẩu hàng hóa là phiếu xác nhận toàn bộ khối lượng (Gross Weight) của cả vỏ container và hàng hóa.


Mục đích của VGM

VGM là để hãng tàu biết được trọng lượng của container hàng hóa, để có thể kiểm soát tải trọng và thực hiện công tác xếp dỡ hàng lên xuống tàu.

Nếu trọng lượng của hàng vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép thì hãng tàu có quyền từ chối không vận chuyển hàng hóa, hoặc có thể yêu cầu rút bớt hàng trước khi được xếp lên tàu.

Bộ phận khai thác tàu cần được thông báo VGM để có thể bố trí sắp xếp vị trí cho từng container hàng trên tàu. Theo quy tắc chung là từ nặng đến nhẹ (dưới lên cao).

Kết luận thực hiện VGM là diều cần thiết trước khi đưa hàng lên tàu, người làm thủ tục hải quan phải nộp phiếu VGM cho cảng hoặc hãng tàu.


Phương pháp tính VGM

VGM sẽ thể hiện container đã đóng hàng nặng bao nhiêu, khối lượng bao gồm: Vỏ container và hàng hóa bên trong.

Có 2 cách tính VGM

  1. Cách 1: cân toàn bộ trọng lượng của hàng trước khi đưa vào container, sau đó cộng thêm khối lượng của vỏ container.
  2. Cách 2: cân cả xe container hàng, sau đó cân xe không có container hàng sau khi đã hạ xuống.

Hiện tại chủ hàng chỉ cần tự khai báo VGM, chứ chưa có đơn vị cân xác nhận. Người gửi hàng chỉ cần tự khai và tự chịu trách nhiệm về cân nặng của container.


Phiếu VGM

Trên phiếu VGM sẽ có 1 số thông tin quan trọng:

  • Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại
  • Thông tin container: Số container, loại container, khối lượng lớn nhất, xác nhận khối lượng lớn nhất
  • Cam kết của chủ hàng về việc chịu trách nhiệm về tính tính chính xác các số liệu trên VGM.

VGM là gì


Thông tin bắt buộc khai báo VGM

  • Container Number / Số container
  • Verified Weight / Trọng lượng xác minh
  • Unit of Measurement / Đơn đo lường
  • Responsible Party (Shipper named on the carrier’s bill of lading) / Bên chịu trách nhiệm (Tên chủ hàng trên MBL)
  • Authorized Person / Người được uỷ quyền

Có thể bổ sung thêm các thông tin khác, tất nhiên là không bắt buộc gồm:

  • Weighing Date / Ngày cân
  • Shipper’s Internal Reference / Số kiểm soát nội bộ của chủ hàng
  • Weighing Method / Cách tính VGM
  • Ordering Party / Bên mua
  • Weighing Facility / Dụng cụ cân
  • Country of Method 2 / Nước (trong trường hợp dùng cách 2)
  • Documentation Holding Party / Bên giữ chứng từ

Quy trình xác nhận VGM

Với hàng container (FCL) và hàng lẻ (LCL) sẽ có quy trình xác nhận VGM khác nhau:

Hàng container đóng tại kho làm theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Đăng ký cân hàng tại kho
  • Bước 2: Chủ hàng hoặc công ty forwarder/ logistics phối hợp cùng bộ phận cân hàng ở khi giám sát việc cân VGM.
  • Bước 3: Kho hàng cấp 2 bản VGM gồm: 1 bản VGM do chủ hàng giữ và 1 bản lưu giữ tại kho.

Ở bước này, nếu VGM cân được vượt quá trọng lượng tối đa (max gross weight) thì chủ hàng phải bỏ bớt hàng và khi cân đạt trọng lượng tiêu chuẩn VGM, hàng mới được bốc xếp lên tàu.

  • Bước 4: Chủ hàng sẽ đưa phiếu cân (Phiếu VGM) cho hãng tàu.

Với hàng container đóng tại bãi.

  • Bước 1: Đóng tiền phí cho thương vụ cảng, nhận hóa đơn và phiếu xuất nhập bãi
  • Bước 3: chủ hàng nhập phiếu xuất nhập bãi cho nhân viên để tiến hành cân container
  • Bước 3 và bước 4 tương tự như trên.

Với hàng lẻ LCL

  • Bước 1: Chủ hàng đóng tiền tại thương vụ cảng để nhận phiếu xuất nhập khẩu (nhận hàng và cân hàng)
  • Bước 2: Chủ hàng nộp phiếu xuất nhập kho cho để cân hàng. Sau khi cân và xác định được VGM thì nộp phiếu đó cho đơn vụ vận chuyển.

Mong rằng những thông tin về phiếu VGM sẽ giúp bạn nắm rõ các thông tin được trình bày trên chứng từ, về cách tính và các vấn đến liên quan.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:



Nguồn: Sưu tầm




Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89 / 0348 0000 69
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!


Liên quan:

THỦ TỤC NHẬP KHẨU VỎ CHAI CHỨA KHÍ, BÌNH OXY

THỦ TỤC CẤP CO Ở VCCI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHÉN ĐĨA VÀ ĐỒ DÙNG NHÀ BẾP

QUY TRÌNH XUẤT KHẨU MŨ CAO SU

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÈN LED MỚI NHẤT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THANG MÁY

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BĂNG VỆ SINH PHỤ NỮ