Quy trình thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động 2022

 

Quy trình thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động 2022

Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động - Hiện nay, thị trường bất động sản rất sôi động, các tòa nhà khu đô thị mọc lên rất nhiều, nhu cầu sử dụng lao dộng, công nhân xây dựng cũng tăng theo. chưa kể là các khu công nghiệp nhà máy cũng đang tập trung phát triển nhân lực để gia tăng sản xuất trong thời kỳ sau đại dịch. Việc trang bị đồ lao động cho người lao động và công nhân là hết sức cần thiết, giúp bảo vệ người lao dộng và công nhân bảo vệ được mình trong quá trình làm việc. 
Cụ thể, trang bị đồ bảo hộ lao động sẽ bảo vệ người lao động khỏi những mối nguy hiểm bên ngoài; giảm thiểu những tổn thương có thể xảy ra trong công việc như: điện, hóa chất, nhiệt, ô nhiễm không khí, dịch bệnh,… 
Đồ lao động có rất nhiều loại: nón bảo hộ lao động, găng tay, giầy bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang chống bụi,...Các doanh nghiệp hiện nay cũng rất quan tâm đến đảm bảo an toàn cho người lao động và công nhân, nên cũng đã mua hoặc nhập khẩu về để cung cấp cho người lao động sử dụng. 
Nhưng để nhập khẩu được các mặt hàng này liệu có dễ dàng không? Chính sách nhập khẩu đồ lao động như thế nào? Thuế nhập khẩu là bao nhiêu? Còn rất rất nhiều câu hỏi khác nữa, hôm nay Saigonlogs sẽ chia sẽ với các bạn về quy trình nhập khẩu đồ bảo hộ lao động thông qua kinh nghiệm thực tết các lô hàng đã làm.

Quy trình nhập khẩu đồ bảo hộ lao động gồm các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Bước 2: Mở tờ khai hải quan
  • Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan và nhận hàng
  • Bước 4: Thử nghiệm mẫu
  • Bước 5: Kết quả đạt chất lượng nhập khẩu → Công bố hợp quy.
  • Bước 6: Nộp kết quả công bố hợp quy cho Cơ quan kiểm tra – Cục An toàn lao động.

I. Chính sách nhập khẩu đồ bảo hộ lao động:

Trước hết, bạn hãy dành thời gian đọc những quy định này để xác định chính xác mặt hàng của bạn có thuộc loại hàng phải kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội không nhé!

Thông tư 01/2021/TT-BLĐTBXH Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (Hà Nội ngày 03 tháng 6 năm 2021

Thông tư Số: 22/2018/TT-BLĐTBXH Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2018 QUY ĐỊNH DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CÓ KHẢ NĂNG GÂY MẤT AN TOÀN THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Như vậy: các Phương tiện bảo vệ đầu, Phương tiện bảo vệ mắt, Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp, Phương tiện bảo vệ tay, Phương tiện bảo vệ chân,...==> sẽ phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu theo quy định bên trên.

Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động
Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động

II. HS code sản phẩm phải kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu gồm:

STT

TÊN SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

MÃ HS

quy chuẩn/ tiêu chuẩn điều chỉnh

CƠ QUAN KIỂM TRA

1

Phương tiện bảo vệ đầu cho người lao động: Mũ an toàn công nghiệp

6506.10.20

6506.10.30

6506.10.90

- QCVN 06: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 04/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/02/2012

- TCVN 2603:1987

Cục An toàn lao động

2

Phương tiện bảo vệ mắt, mặt cho người lao động: Kính hàn, mặt nạ hàn, chống vật văng bắn, tia cực tím

3926.90.42

9004.90.50

- QCVN 27: 2016/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 49/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016

- QCVN 28: 2016/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 50/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016

- TCVN 5082:1990

- TCVN 5039:1990

Cục An toàn lao động

3

Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp cho người lao động: Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi; Khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc (trừ khẩu trang y tế)

9020.00.00

8421.39.90

6307.90.90

- QCVN 08: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 07/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/4/2012

- QCVN 10: 2012/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 25/2012/TT- BLĐTBXH ngày 25/10/2012

- TCVN 7312: 2003

- TCVN 7313:2003

- EN 149:2001

- TCVN 12325:2018

Cục An toàn lao động

4

Phương tiện bảo vệ tay cho người lao động: Găng tay bảo hộ lao động chống cắt, đâm thủng, cứa rách, cách điện (trừ mặt hàng găng tay y tế, găng khám bệnh)

3926.20.60

3926.20.90

3926.90.39

4015.19.00

4203.29.10

6116.10.90

6116.99.00

6216.00.10

6216.00.99

- QCVN 24: 2014/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 37/2014/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2014

- TCVN 8838-1,2,3:2011

-  TCVN 12326-1:2018 (EN ISO 374­1:2016)

Cục An toàn lao động

5

Phương tiện bảo vệ chân cho người lao động: Giầy chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất; Ủng cách điện

6401.10.00

6401.92.00

6401.99.90

6402.91.91

6402.91.99

6402.99.10

6402.99.90

6403.40.00

6403.51.00

6403.59.90

6403.91.10

6403.99.10

6404.11.10

6404.19.00

6404.20.00

6405.10.00

6405.20.00

6405.90.00

- QCVN 15: 2013/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 39/2013/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2013

- QCVN 36: 2019/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 14/2019/TT- BLĐTBXH ngày 16/9/2019

- TCVN 7653:2007

- TCVN 7654:2007

- TCVN 8197:2009

- TCVN 7544:2005

- TCVN 7545:2005

Cục An toàn lao động

6

Dây đai an toàn và Hệ thống chống rơi ngã cá nhân cho người lao động

4205.00.20

6307.90.61

6307.90.69

8479.89.40

QCVN 23: 2014/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 36/2014/TT- BLĐTBXH ngày 30/12/2014

Cục An toàn lao động

7

Quần áo chống nhiệt và lửa cho người lao động

6113.00.30

6114.30.20

6210.30.20

6210.20.20

QCVN 37: 2019/BLĐTBXH được ban hành tại Thông tư số 13/2019/TT- BLĐTBXH ngày 16/9/2019

Cục An toàn lao động


=> Mức thuế nhập khẩu sẽ thay đổi theo từng năm, do đó tùy từng thời điểm doanh nghiệp bạn nhập khẩu thì kiểm tra với biểu thuế mới nhất để tra cứu cụ thể xem mặt hàng mình nhập khẩu sẽ chịu thuế bao nhiêu nhé!

III. Cụ thể từng bước trong quy trình làm thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động:

BƯỚC 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng Nhà nước mặt hàng khẩu trang bảo hộ lao động tại Cục an toàn lao động Bộ Lao động thương binh và xã hội

Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục đồ bảo hộ lao động thuộc sự quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Do đó khi nhập khẩu mặt hàng này vào Việt Nam, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan nhập khẩu.

Theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP, bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng.
  • Hợp đồng.
  • Hóa đơn.
  • Phiếu đóng gói (Packing list.)
  • Vận đơn.
  • Chứng nhận chất lượng (CQ)
  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (CO)
  • Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)
  • Test report.
  • Các chứng từ khác (nếu có)

- Thực hiện nộp hồ sơ giấy được gửi về Cục an toàn lao động tại Hà Nội. Sau khi tiếp nhận bạn sẽ được phản hồi kết quả.

- Saigonlogs sẽ tư vấn bạn đầy đủ các chứng từ và cách thức thực hiện khai báo. Bạn hãy yên tâm!

Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động
Thủ tục nhập khẩu đồ bảo hộ lao động

BƯỚC 2: Mở tờ khai hải quan nhập khẩu khẩu trang bảo hộ lao động

Bạn cần thực hiện việc khai báo tờ khai hải quan trước khi tiến hàng các bước đăng ký hồ sơ kiểm tra chất lượng với Cục An toàn lao động nhé!

Sau đây là các bước cụ thể cần thực hiện:

1/ Chuẩn bị hồ sơ trước khi khai hải quan

- Hồ sơ gồm : Hợp đồng, Invoice, Packing list, Bill, Giấy báo hàng đến, catalogue sản phẩm

- Thông tin về hàng hóa : Tên hàng bằng tiếng Việt, công dụng, vật liệu chế tạo, màu sắc, model, mã HS code sản phẩm…

2/ Lên tờ khai hải quan trên phần mềm Vnacss
3/ Truyền tờ khai và nhận kết quả phân luồng tờ khai

BƯỚC 3: Thông quan tờ khai và nhận hàng

Sau khi có giấy đăng ký và khai báo hải quan thì sẽ có kết quả phân luồng.

- Nếu tờ khai bạn luồng xanh thì có thể đóng thuế rồi thông quan lấy hàng về kho

- Nếu tờ khai bạn luồng vàng thì các bạn chuẩn bị hồ sơ để khi HQ hỏi các bạn biết dường giải thích, hoặc hơn nữa thì chuyển sang luồng đỏ kiểm hóa thực tế lô hàng.

- Nếu tờ khai luồng đỏ thì chắc chắn hàng bạn sẽ phải kiểm hóa rồi. Hàng đúng hết như thông tin khai báo thì đóng thuế thông quan như bình thường thôi, có điều hơi tốn thời gian chuyển kiểm và chi phí ở cảng sẽ nhiều hơn.

BƯỚC 4: Thử nghiệm mẫu - Đăng ký làm hợp quy khẩu trang bảo hộ lao động tại Trung tâm kiểm định

- Nộp 1 bộ hồ sơ tương tự như gửi cho Cục. Chỉ khác một chút là bản đăng ký hợp quy sẽ theo mẫu của Trung tâm kiểm định. Bạn sẽ được bên mình cung cấp mẫu khi đăng ký nhé!

- Sau khi đăng ký xong, hàng về đến kho thì liên hệ cho bên hợp quy đến kho lấy mẫu kiểm tra nhé.

BƯỚC 5: Công bố hợp quy đồ bảo hộ lao động.

- Sau khi kiểm tra mẫu thì cơ quan làm hợp quy sẽ cấp cho bạn chứng thư chứng nhận hợp quy cho đồ bảo hộ lao động mà bạn nhập khẩu.

BƯỚC 6: Nộp giấy chứng nhận hợp quy cho Cục an toàn lao động để hoàn thanh thủ tục kiểm tra nhà nước

- Hồ sơ cần bổ sung gồm :

+ Giấy chứng nhận hợp quy

+ Mẫu nhãn sản phẩm đã được gắn dấu hợp quy

+ Nhãn phụ ( nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định )

Trên đây là toàn bộ quy trình nhập khẩu đồ bảo hộ lao động mà Saigonlogs muốn chia sẽ đến các bạn. Nếu các bạn có khó khăn hoặc thắc mắc về nhập khẩu các mặt hàng bảo hộ lao động hãy liên hệ ngay đến Saigonlogs để được hỗ trợ tận tình và nhanh nhất nhé.

Truy cập Fanpage và Group facebook XUẤT NHẬP KHẨU HCM để cập nhật các thông tin mới nhất về xuất nhập khẩu:



TTHQSaiGon

Liên hệ:
Skype: khac5579
SĐT: 0949 63 53 89
Email: khac5579@gmail.com

Where there is a will, there is a way.!!!

Liên Quan: